Nếu bạn là một người yêu thích ẩm thực, đặc biệt là tín đồ của các loại trà sữa thơm ngon, chắc hẳn không còn xa lạ với cụm từ “topping”. Vậy topping là gì? Topping có tác dụng gì đối với món trà sữa? Topping chỉ có một hay nhiều loại khác nhau? Nếu bạn vẫn chưa có câu trả lời thì hãy cùng với DTBTAAu tìm hiểu về topping và các loại topping trong trà sữa được yêu thích nhất hiện nay.
Topping là thành phần giúp trà sữa hấp dẫn hơn. Ảnh: Internet
Topping là gì?
Trong ẩm thực, topping là từ dùng để chỉ những loại thức ăn được đặt trên một loại thức ăn khác. Đối với trà sữa, topping là tên gọi chung của các loại thạch ăn kèm được cho vào ly trà sữa như: trân châu, thạch, pudding, bánh flan,…
Cách bảo quản topping tự làm
- Pudding, thạch sau khi làm xong bảo quản bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh, sẽ giữ được từ 2 – 3 ngày. Dùng nắp đậy hoặc màng bọc thực phẩm trước khi cho vào tủ để không bị ám mùi của các thực phẩm khác.
Cách bảo quản hạt trân châu sống
- Giữ túi nguyên vẹn, bảo quản ở nơi khô ráo, tránh xa nguồn nhiệt hoặc ánh nắng mặt trời với loại trân châu chưa luộc, được đóng gói sẵn.
- Đối với trân châu đã luộc, bạn có thể bảo quản bằng cách ngâm trân châu trong nước đường và mật ong để trân châu không bị cứng lại.
- Với các loại topping đang dùng dở, bạn đậy kín, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, sử dụng muỗng riêng để múc cho mỗi lần.
Các loại topping
Topping trà sữa rất đa dạng, các loại topping có thể làm từ trái cây, bột, đường, sữa,… với màu sắc và hương vị khác nhau. Dưới đây là một số loại topping trà sữa được nhiều người yêu thích.
Trân châu đen/trắng
- Trân châu đen là loại topping truyền thống được ra đời sớm nhất trong các loại topping. Trân châu đen được làm từ bột sắn, hình tròn, nhỏ hơn viên bi, vị dai dai. Trân châu đen được pha trộn với nhiều nguyên liệu khác như: cà phê, ca cao, hương đào… để tạo nên các loại chân trâu đa dạng về màu sắc và hương vị.
Trân châu đen là loại topping phổ biến và được yêu thích nhất. Ảnh: Internet
- Trân châu trắng có thành phần là bột rau câu hay bột năng, cách làm tương tự trân châu đen nhưng khác nhau về màu sắc.
- Mặc dù hiện nay có rất nhiều loại topping, nhưng với hương vị dai ngon đặc trưng, dễ ăn, trân châu đen vẫn chiếm được cảm tình đặc biệt của các các thực khách khi lựa chọn topping cho trà sữa.
Các loại thạch
- Ngoài các loại thạch trái cây truyền thống, ngày nay, các loại thạch được biến tấu đa dạng với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau như: thạch con cá, thạch trứng,… Thạch có vị giòn ngọt đặc trưng, màu sắc vô cùng sặc sỡ, khi ăn đem lại cảm giác thích thú khó tả.
Trà sữa kết hợp với các loại thạch đầy màu sắc, vị dai giòn vô cùng hấp dẫn. Ảnh: Internet
- Bên cạnh các loại thạch được sản xuất công nghiệp, các quán trà sữa còn phục vụ các món thạch tự làm như: thạch củ năng, thạch khoai môn, thạch dừa, thạch phô mai… đem đến nhiều lựa chọn cho đông đảo khách hàng.
Hạt thủy tinh
- Hạt thủy tinh (Popball) có màu sắc sặc sỡ, là sự kết hợp giữa gốc calcium và chiết xuất rong biển. Hạt thủy tinh nhìn bề ngoài dễ bị nhầm lẫn với trân châu nhưng ăn vào sẽ thấy hoàn toàn khác. Nếu trân châu có vị dai dai, đem lại cảm giác vui miệng khi nhai thì hạt thủy tinh lại có lớp vỏ mỏng, cắn nhẹ vào sẽ chảy nước siro ra ngay (nước bên trong có nhiều vị khác nhau như cam, xoài, dâu,…).
Hạt thủy tinh có hương vị thơm ngon của các loại trái cây. Ảnh: Internet
Pudding
- Thạch pudding được làm từ nguyên liệu chính là bột flan trứng, mỗi chiếc thạch khá to và thường phải dùng muỗng để ăn. Điểm hấp dẫn của thạch pudding là lớp thạch mềm mịn sẽ từ từ tan trong miệng mà không cần nhai. Các loại pudding tiêu biểu phải kể đến là: pudding dâu, pudding đậu đỏ, pudding trứng…
Chè khúc bạch
- Khúc bạch là một món chè giải khát phổ biến với thành phần chính là sữa tươi, nước cốt dừa, whipped cream (kem sữa béo), gelatin, đường trắng,… Với hương vị thơm ngon, khúc bạch dần thay đổi để trở thành một loại topping ngon miệng trong trà sữa có hình dạng, màu sắc và hương vị đa dạng như: khúc bạch ca cao, cà phê, matcha,…
Khúc bạch có vị béo béo, ngọt thanh hấp dẫn. Ảnh: Internet
Mochi “giọt nước”
- Mochi là loại bánh truyền thống nổi tiếng của xứ hoa anh đào. Từ mochi, người ta sáng tạo ra loại topping mochi giọt nước làm từ bột agar, có tính chất tương tự như thạch.
Mochi giọt nước là món topping khoái khẩu của nhiều người. Ảnh: Internet
Ngoài trân châu, hạt thủy tinh, pudding,… còn có rất nhiều loại topping khác như: bánh flan, hạt đậu đỏ, hạt trai dẻo, thạch sương sáo,… Mỗi loại topping đều đem đến những hương vị khác nhau. Tham khảo ngay cách làm những loại topping quen thuộc cho món trà sữa đầy hấp dẫn và thú vị ngay sau đây.
Cách làm topping quen thuộc phổ biến nhất cho trà sữa
Cách làm trân châu đường đen
Để làm được trân châu đường đen bạn cần 200g bột năng, 50g bột nếp, 200g đường đen Hàn Quốc, 20g đường và 10g bột cacao.
Xem ngay: cách làm trà sữa trân châu đường đen
Các bước thực hiện
- Làm nước đường đen bằng cách đun sôi 200ml nước rồi cho 200g đường đen, ca cao vào đun sôi già, khuấy đều cho tan thì tắt bếp.
- Cho bột nếp, bột năng vào tô trộn đều rồi múc từng muỗng nước đường đen còn nóng già cho vào trộn đều, để nguội rồi nhồi bột bằng tay đến khi được dẻo và mịn.
- Chia bột thành từng phần rồi tạo hình từng viên tròn nhỏ cỡ hạt đậu phộng (lạc), cho vào tô, phủ lớp bột năng để chống dính, nặn đến khi hết bột.
- Sau đó, đun sôi 2 lít nước, cho từng ít một trân châu vào nồi rồi dùng đũa khuấy đều để không dính. Đun sôi đến khi hết trân châu thì tắt bếp. Ngâm trong nồi 10 phút rồi vớt ra.
- Cuối cùng, cho 250ml nước vào nấu cùng 100g đường đen Hàn Quốc, khuấy đều đến khi sôi thì tắt bếp, múc phần nước đường đen này rưới đều lên trân châu, để ngấm trong 20 phút là được.
Cách làm trân châu trắng
Nguyên liệu
- 300g đường trắng
- 25g bột rau câu dẻo
- 5g bột rau câu giòn (rau câu con cá)
- 1 lít nước
Các bước làm
- Đun 1 lít nước cho sôi trên lửa nhỏ rồi cho bột rau câu giòn vào khuấy đều cho tan. Lấy phần bột rau câu dẻo trộn chung với đường trắng, sau đó cho vào nước khuấy đều cho tan hết đường, đun đến khi nước sánh sệt lại thì tắt bếp.
- Chuẩn bị tô nước đá rồi đổ vào khoảng 1/2 chén dầu ăn làm sao cho tách được lớp dầu ăn với nước.
- Đổ hỗn hợp rau câu đã làm ở trên vào một cái chai sạch, đầu nhọn (như chai tương dùng để ăn phở), chịu được nhiệt.
- Sau đó, nhỏ từng giọt hỗn hợp rau câu vào tô, giọt rau câu đi qua lớp dầu ăn sẽ tạo thành hình viên tròn, chìm xuống gặp phần đá lạnh sẽ cứng lại tạo thành viên trân châu trắng.
- Cuối cùng, vớt ra rửa sạch dầu, trộn thêm đường và chanh để tăng hương vị.
Cách làm trân châu trắng không quá khó. Ảnh: Internet
Thạch viên phô mai
Nguyên liệu
- 2 hộp phô mai con bò cười
- 100g đường trắng
- 100g bột năng
Các bước làm
- Cắt phô mai ra làm 4, lăn qua một lớp đường, dùng tay vo nhẹ để được hình tròn.
- Nhanh tay lăn qua lớp bột năng rồi để im khoảng 3 – 5 phút cho đường và bột được thấm đều.
- Đun nước để luộc phô mai, nước sôi nhè nhẹ thì thả viên phô mai vào đảo nhẹ tay để tránh bị dính vào đáy nồi cũng như dính vào nhau.
- Hòa 2 muỗng canh đường với 100ml nước lọc, vớt viên phô mai đã chín ra, bỏ ngay vào tô nước rồi để nguội.
Thạch củ năng
Nguyên liệu
- 500g củ năng
- 200g đường cát
- 300g bột năng
- 1 bó lá dứa, lá cẩm
- 1 lít nước
Các bước làm
- Củ năng rửa sạch, gọt vỏ, cắt hạt lựu. Lá dứa, lá cẩm rửa sạch, cho vào máy xay với 200ml nước rồi để riêng từng loại. Vắt lấy nước cốt ngâm để tạo màu cho củ năng.
- Khi củ năng đã thấm màu thì vớt ra, lấy khăn (giấy) hoặc để ngoài cho khô để lúc áo bột thì không bị nhão, vón cục.
- Sau đó đổ củ năng vào tô bột năng khô đã chuẩn bị sẵn. Xóc kỹ để củ đều thấm đều bột. Mang hỗn hợp lọc qua rây để loại bỏ phần bột thừa.
- Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho củ năng vào luộc cho đến khi lớp áo ngoài trong suốt và chín đều thì với ra thau nước lạnh, để nguội. Dùng thạch này kèm với các loại trà sữa.
Thạch củ năng ăn giòn sần sật
Trân châu hoa đậu biếc
Trân châu hoa đậu biếc dai dai, hơi giòn sẽ là topping tuyệt vời cho món trà sữa hoặc các thức uống của bạn.
Nguyên liệu
- 10g hoa đậu biếc
- 200ml nước sôi
- 1000ml nước
- 5g bột rau câu giòn
- 15g bột rau câu dẻo
- 300g đường
- 200ml dầu ăn
- 1 tô nước đá lạnh
- 2 lát chanh
Các bước làm
- Ngâm hoa đậu biếc cùng với 200ml nước sôi cho ra hết màu rồi chắt lấy nước, bỏ bã.
- Cho đường và bột rau câu giòn/ dẻo vào tô trộn đều.
- Cho nước vào khuấy cùng với hỗn hợp rau câu vừa trộn ở trên cho tan hết, bật bếp nấu cho sôi sôi, trong quá trình nấu nhớ khuấy đều tay.
- Tiếp tục cho nước hoa đậu biếc vào nồi rau câu, khuấy đều và nấu cho sôi lên là được, để nguội tầm 10 phút.
- Chuẩn bị tô nước đá cùng với đá viên và dầu ăn để làm trân châu. Lưu ý là phần dầu ăn phải nổi lên trên.
- Đổ hỗn hợp rau câu vào chai sạch, có đầu nhọn, đậy nắp kín. Tiếp đến, bạn chỉ việc nhỏ từng giọt vào tô nước đá, viên trân châu sẽ tạo thành hình tròn đọng trên mặt nước đi xuống gặp đá lạnh sẽ cứng lại, tạo thành viên. Sau đó múc trân châu ra tô và rửa lại cho sạch dầu ăn rồi đảo đều cùng với một muỗng đường và nước cốt chanh, vậy là đã hoàn thành cách làm trân châu với hoa đậu biếc.
Trân châu truyền thống
Nguyên liệu
- 200g bột gạo
- 300g bột năng
- 4 muỗng cà phê bột cacao
- 2 muỗng canh đường bột
- 20ml mật ong
Các bước thực hiện
- Trộn đều bột gạo, bột năng, bột cacao và đường bột trong 1 tô lớn. Cho từ từ 200ml nước sôi vào tô, dùng đũa trộn đều đến khi kết dính rồi dùng tay nhào bột cho mịn.
- Áo một lớp bột mỏng lên đĩa hoặc khay đựng, dùng tay vo khối bột thành từng viên nhỏ. Đun sôi nước, thả trân châu vào luộc đến khi nổi lên thì vớt ra bỏ vào tô nước lạnh để trân châu không bị dính lại với nhau.
- Sau khi trân châu bớt nóng bạn vớt ra tô khác, thêm mật ong vào ngâm khoảng 15 phút là dùng được.
Bạn hoàn toàn có thể tự học cách làm topping trà sữa tại nhà
TOPPING được chế biến từ những thành phần nguyên liệu tự nhiên, có hàm lượng chất phụ gia chiếm rất ít, hầu như là không có nên an toàn cho sức khỏe. Hy vọng với bài viết trên đây, DTBTAAu đã giúp bạn hiểu rõ hơn TOPPING LÀ GÌ và các loại topping phổ biến hiện nay để có thêm nhiều lựa chọn khi muốn nhâm nhi hương vị đặc biệt này.
Ý kiến của bạn