Tsp là cụm từ thường gặp trong các công thức dạy nấu ăn chuyên nghiệp, nếu bạn thường học nấu ăn trên mạng hay học nấu ăn qua sách hẳn là đã từng gặp cụm từ này. Vậy, tsp là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời thỏa đáng nhé!
Trong nấu ăn, ngoài việc sỡ hữu công thức, bí quyết nấu ăn ngon chuẩn vị, việc đong đếm chuẩn xác các nguyên liệu là điều vô cùng quan trọng, quyết định đến toàn bộ hương vị của cả món ăn. Nếu thiếu một chút món ăn sẽ không ngon, thừa một chút lại có thể “quá vị” và thậm chí là không ăn được. Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản về tsp – một đơn vị đo lường thường dùng trong nấu ăn.
Tsp là gì?
Người Việt Nam thường sử dụng kg, ml, g… để đo lường nhưng hầu hết các công thức nấu ăn, công thức làm bánh hiện nay (đặc biệt là các món Âu) đều sử dụng đơn vị đo lường là tsp.
Tsp là một đơn vị đo lường theo thể tích của nước ngoài
Tsp là từ viết tắt của teaspoon – một đơn vị đo lường theo thể tích của nước ngoài. Tsp thường được dùng để đong đếm nguyên liệu nấu ăn, nguyên liệu làm bánh hoặc những thành phần khác như son, phấn… Tsp là một đơn vị khá nhỏ, dụng cụ đo thường là muỗng, thìa. Hầu hết người Việt Nam đều dịch tsp là muỗng cà phê, thìa cà phê.
Cách quy đổi tsp
Các công thức nấu ăn sử dụng một số nguyên liệu như bột nở, vani, dầu oliu… với số lượng nhỏ thường sử dung tsp để đo lường. Một bộ dụng cụ đo lường đầy đủ bao gồm: 1 thìa tbsp, 1 tsp, 1/4 tsp, 1/8 tsp, 3/4 tsp.
Bộ đo lường tsp
Hiện nay, bộ dụng cụ đo lường tsp có bán rộng rãi ở các siêu thị, cửa hàng bán dụng cụ nhà bếp, tuy nhiên nếu chưa mua được hoặc sử dụng chưa quen thì bạn có thể quy đổi từ tsp sang ml hoặc gr theo định lượng dưới đây để đảm bảo chế biến món ăn theo đúng công thức.
- 1 tsp = 0,5 cl = 5 ml
- 1/8 tsp = 0,5 ml
- 1/4 tsp = 1 ml
- 1/2 tsp = 2 ml
- 3/4 tsp = 4ml
Ngoài tsp, trong đo lường nguyên liệu nấu ăn còn có các đơn vị khác như tbsp (tablespoon), c (cup), oz (ounce)… Khi sử dụng các đơn vị đo lường này, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Những nguyên liệu khác nhau có khối lượng khác nhau với cùng một thể tích, các loại bột khác nhau cùng thể tích nhưng có khối lượng khác nhau.
- Đặt dụng cụ đo lường trên mặt phẳng rồi mới tiến hành đo. Nếu sử dụng tsp, tbsp, bạn lấy nguyên liệu đầy thìa rồi gạt phẳng thì mới đong đo chính xác được.
- Cân nhắc nên đong đo nguyên liệu nào trước và sử dụng dụng cụ nào trước để giúp quá trình đong đo diễn ra nhanh chóng và không mất nhiều công sức vệ sinh dụng cụ.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã biết tsp là gì và biết cách quy đổi tsp thành các đơn vị đo lường cơ bản của Việt Nam. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Ý kiến của bạn