Bước vào giai đoạn khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ ra thì bé đã sẵn sàng với việc ăn dặm. Nhưng đây cũng là giai đoạn bé dễ lười ăn khiến các mẹ phải đau đầu để tìm kiếm cách nấu ăn dặm tốt nhất cho bé.
Thông thường, thời điểm ăn dặm thích hợp nhất cho bé là từ 6 tháng tuổi. Nhưng cũng có trường hợp nhiều bé phát triển nhanh nên có thể ăn dặm sớm hơn từ tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5. Bên cạnh đó, trong giai đoạn ăn dặm, bé rất dễ lười ăn khiến mẹ lo lắng vì sợ con thiếu chất, còi cọc, phát triển chậm. Đặc biệt, với những bà mẹ không đủ sữa cho con bú, điều này còn trở thành áp lực không hề nhỏ. Vậy nên, cách nấu ăn dặm tốt nhất cho bé là phải đa dạng, đúng cách và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để bé phát triển tốt.
Nấu ăn dặm đúng cách giúp bé phát triển tốt
Các dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng để ăn dặm
– Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
– Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
– Bé biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
– Bé biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.
– Lưỡi bé không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).
– Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.
– Để nấu ăn dặm tốt nhất cho bé, thức ăn dặm cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng sau:
– Nhóm đường bột: gạo, bánh mỳ, khoai tây, khoai lang.
– Nhóm đạm: lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua không đường.
– Nhóm chất béo: các loại hạt, dầu thực vật, mỡ động vật, sữa, các chế phẩm từ sữa.
– Nhóm vitamin và khoáng chất: các loại rau lá xanh (màu lá càng sậm càng nhiều vitamin), cà rốt, củ cải, cà chua, táo, dâu tây…
4 nhóm dinh dưỡng cần có cho thực đơn ăn dặm của bé
“Quy tắc nấu ăn dặm tốt nhất cho bé”
Chỉ cho bé ăn thực phẩm mới khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Không thử nghiệm khi bé mọc răng, bị cảm, mệt. Trường hợp sức khỏe bé không đảm bảo (sau tiêm chủng, bé đang bị hắt hơi, sổ mũi), gia đình có dự định thay đổi sinh hoạt trong thời gian gần (đi du lịch, tổ chức tiệc đông người tại nhà…), tốt nhất là nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường mới bắt đầu cho bé ăn dặm.
Cho bé dùng đồ ăn dặm trước khi dùng thức ăn chính: Cho bé ăn cháo sữa ngũ cốc, sau đó mới cho bú mẹ hoặc bú bình.
Nếu bé từ chối món ăn dặm nào đó thì không nên cố ép. Để bé thích nghi được mùi vị mới có khi mẹ phải thử tới 10-15 lần. Ví dụ, nếu bé từ chối thịt hoặc rau cũng không nên lo lắng. Hãy thử lại sau 10-12 ngày và thử làm mỗi ngày vài lần. Nếu bé vẫn phun thức ăn dặm mới ra thì phải dừng trong 2 tuần.
Chỉ cho bé thử một loại thức ăn mỗi lần. Nếu định cho bé ăn hoa quả nghiền, không cần cho nhiều loại trộn lẫn với nhau. Chỉ dùng một loại thực phẩm mới. Nếu nấu cháo sữa thì không nên dùng loại bột ngũ cốc 7 thành phần mà chỉ dùng loại một thành phần. Khi nào mọi chuyện ổn thỏa mới thử sang thành phần mới.
Chỉ bắt đầu cho bé ăn dặm 2 bữa khi đã thay thế hoàn toàn bữa thứ nhất. Chẳng hạn thay cháo sữa ngũ cốc vào bữa cuối ngày. Đây là lựa chọn tốt vì cháo làm bé no lâu và sau bữa cháo tối trẻ thường ngủ ngon hơn. Nếu chưa thay thế hoàn toàn được bữa tối thì không thử nghiệm bữa sáng hay bữa trưa.
Khoảng cách giữa hai lần thử món ăn không dưới 5 ngày. Ví dụ ngày đầu bạn thay sữa mẹ bằng 20g cháo sữa rồi cho bé bú thêm. Những ngày tiếp theo dùng 40, 60, 80, 100g cháo, tăng dần trong vòng 5-7 ngày thì thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ.
Giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng là lúc hệ tiêu hóa của bé còn non yếu. Vậy nên, mẹ cần chú ý để nấu ăn dặm cho bé đúng cách, khoa học nhất. Cách nấu ăn dặm tốt nhất cho bé sẽ không hề khó nếu mẹ đã nắm rõ những nguyên tắc cơ bản về nhóm dinh dưỡng cần thiết và cách kết hợp khoa học các thành phần nguyên liệu với nhau theo những quy tắc trên.
Ý kiến của bạn