Bếp trưởng điều hành là vị trí cao nhất trong tháp lộ trình nghề bếp, là mục tiêu phấn đấu và chinh phục của hầu hết các đầu bếp trẻ. Vậy, Bếp trưởng điều hành là gì, công việc cụ thể như thế nào và làm sao để trở thành một bếp trưởng điều hành? Hôm nay, Daotaobeptruong.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Bếp trưởng điều hành là gì?
Bếp trưởng điều hành (Chef Executive) là vị trí cao nhất, nắm giữ mọi quyền hành trong phòng bếp chuyên nghiệp của các nhà hàng, khách sạn cao cấp. Không chỉ được nhân viên yêu mến, họ còn được các cấp quản lý kiêng nể, trân trọng bởi tài năng và hiệu quả làm việc cao. Các Bếp trưởng điều hành thường làm việc liên tục 12 tiếng mỗi ngày để quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm các công việc trong phòng bếp. Đặc biệt, họ chính là người tạo ra các phương án tăng doanh thu hiệu quả nhất thông qua thực đơn món ăn hấp dẫn.
Bếp trưởng điều hành là vị trí mơ ước của tất cả đầu bếp
Công việc của Bếp trưởng điều hành là gì?
Một bếp trưởng điều hành thường làm những công việc cụ thể sau:
Quản lý công việc trong phòng bếp
– Xây dựng các quy tắc, quy trình hoạt động để duy trì sự ổn định trong phòng bếp.
– Phân chia công việc cho từng nhân viên ở các vị trí khác nhau.
– Giám sát, đôn đốc nhân viên thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy trình.
– Phân công công việc cho các nhân sự cấp quản lý khác như: Bếp trưởng, Bếp phó, Tổ trưởng… để triển khai.
– Trong giờ cao điểm hay những sự kiện quan trọng, Bếp trưởng điều hành cũng có thể trực tiếp chế biến món ăn để phục vụ thực khách.
Bếp trưởng điều hành cũng có thể trực tiếp chế biến món
Mua bán và quản lý hàng hóa trong bếp.
– Lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng, liên hệ và làm việc với các đầu mối cung cấp thực phẩm bên ngoài để mua nguyên vật liệu.
– Kiểm kê số lượng và chất lượng hàng hóa khi nhập vào.
– Thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm, nguyên vật liệu trong bếp để có hướng bảo quản và chế biến phù hợp.
– Tiêu hủy thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
– Chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng thực phẩm trong phòng bếp.
Xây dựng thực đơn, đề ra quy cách và tiêu chuẩn đánh giá món ăn
– Xây dựng thực đơn nhà hàng, xây dựng thực đơn cho từng bữa tiệc hoặc chủ đề theo yêu cầu của thực khách.
– Nghiên cứu, sáng tạo các món ăn mới để xây dựng thực đơn phong phú, hấp dẫn.
– Đề ra mức định lượng nguyên liệu, quy cách đánh giá hình thức và chất lượng món ăn để tạo tiêu chuẩn chung cho nhân viên thực hiện.
– Trực tiếp kiểm tra chất lượng món ăn trước khi chuyển tới thực khách.
Bếp trưởng điều hành là người kiểm tra món ăn ở khâu cuối cùng
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong phòng bếp
– Giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm của toàn bộ nhân viên.
– Yêu cầu, đốc thúc nhân viên dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh ở tất cả các khu vực làm việc.
– Hướng dẫn, giám sát bảo quản trang thiết bị làm việc.
– Đảm bảo chất lượng vệ sinh của món ăn trước khi phục vụ thực khách.
Đào tạo nhân viên.
– Hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới.
– Chuyển thông tin của ban giám đốc đến các nhân viên, đào tạo nhân viên theo yêu cầu của ban giám đốc.
– Thực hiện các công việc đối ngoại
– Với tư cách là người nắm giữ quyền hành cao nhất trong phòng bếp, Bếp trưởng điều hành còn có nhiệm vụ trao đổi, cáo cáo với công ty, tham gia các cuộc họp của công ty hay tiếp nhận và giải đáp những thắc mắc, ý kiến phản hồi của thực khách…
– Công việc của Bếp trưởng điều hành thường rất bận rộn, vì vậy, họ có thể phân công công việc của mình cho các bếp trưởng, bếp phó và chỉ làm những công việc mang tính chất quản lý và điều hành.
Như vậy, có thể thấy, Bếp trưởng điều hành là vị trí không thể thiếu trong một phòng bếp chuyên nghiệp. Phòng bếp có hoạt động tốt và chất lượng hay không, có thu hút được thực khách hay không phụ thuộc rất nhiều vào tài năng của người lãnh đạo. Vì vậy, mức lương của một Bếp trưởng điều hành rất cao, có thể từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu đồng.
Công việc của một Bếp trưởng điều hành không hề đơn giản, để làm được điều đó, người đầu bếp phải trải qua một quá trình học hỏi và rèn luyện không ngừng, thăng tiến dần từ các vị trí thấp như phụ bếp, bếp chính, tổ trưởng, bếp phó, bếp trưởng rồi mới đến Bếp trưởng điều hành. Nếu yêu thích nghề đầu bếp và mong muốn chinh phục vị trí này, hãy cố gắng rèn luyện mỗi ngày, thành công sẽ đến với bạn một cách tự nhiên. Bạn có thể vào đây để tìm hiểu những kiến thức về nghề đầu bếp
Ý kiến của bạn