Mở quán nhậu cần rất nhiều bước, nhiều khâu chuẩn bị. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu, nên thuê mặt bằng ở đâu? Tìm nguồn cung cấp thực phẩm nào để có giá “hời” và có bí quyết nào để lấy lòng thực khách? Đó là 3 câu hỏi mà người kinh doanh cần trả lời được để duy trì và phát triển quán nhậu của mình. Dưới đây là một vài kinh nghiệm mở quán nhậu bình dân mà Đào tạo Bếp trưởng muốn chia sẻ cùng bạn.
“1 đồng vốn – 4 đồng lời” là mục tiêu doanh thu chung của bất kì quán ăn, quán nhậu hay người kinh doanh nào. Tuy nhiên, có không ít những quán nhậu không thể trụ quá 2 – 3 tháng đầu hoạt động vì không đủ vốn duy trì, phát triển. Trong khi đó, có những con đường với hàng chục quán nhậu san sát nhau vẫn nườm nượp khách ra vào như Phạm Văn Đồng (Thủ Đức – Gò Vấp), Lê Văn Lương, Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), Trường Sa (quận 1)… Vậy, có bí quyết nào để mở quán nhậu thu hút khách và nhanh có lời?
Các quán nhậu luôn nườm nượp khách ra vào
Kinh nghiệm thuê mặt bằng mở quán nhậu
Các quán nhậu thường phải có không gian thoáng, rộng rãi bởi khách đến thường đi theo nhóm, ít có thể 2 – 3 người, đông có thể lên đến 10 – 15 người, vì thế cần một mặt bằng có diện tích tương đối lớn, có thể đón 20 – 30 thực khách trở lên một lúc.
Tiêu chí đầu tiên để lựa chọn mở quán là phải gần những trục đường dễ tìm, đông dân cư, không cách quá xa khu vực trung tâm và cũng không nằm quá sát những tuyến đường thường xuyên kẹt xe. Hiện nay, có 2 hình thức thuê mặt bằng để mở quán nhậu mà bạn có thể tham khảo là thuê mặt bằng có sẵn, chỉ cần sơn sửa lại hoặc thuê lại những khoảng đất công trường trống đang chờ thi công.
+ Đối với mặt bằng có sẵn: Ưu điểm lớn là bạn thuê được lâu dài theo hợp đồng, có sẵn mặt bằng kiên cố và chỉ cần sơn sửa, chuẩn bị thêm bàn ghế là có thể mở quán. Tuy nhiên, giá mặt bằng thường cao hơn.
+ Đối với việc thuê lại đất công trường chưa thi công: Giá thuê rẻ hơn khá nhiều, không gian cũng rộng rãi và thoáng mát. Tuy nhiên lại khó để kí được hợp đồng thuê đất lâu dài.
Nguồn cung cấp thực phẩm, bia, nước uống chất lượng và giá rẻ
Nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu là ở các chợ đầu mối hoặc nếu bạn tìm được tận nguồn cung cấp thủy hải sản hoặc thịt từ các nhà vườn, nông trại càng tốt. Giá lấy thực phẩm giá sỉ bạn có thể tham khảo như: ốc khoảng 10 – 12.000 đồng/kg, ngao khoảng 15.000 đồng/kg. Chị Hồng, chủ một quán nhậu bình dân ở Trung Sơn cho biết: “Hải sản tôi nhập ở chợ đầu mối. Mỗi đêm sau khi trừ hết tất cả chi phí, tính ra cũng lời được khoảng 30 – 40% trên tổng doanh thu”.
Một nguồn “hái ra tiền” khác cho quán nhậu chính là ở lượng nước ngọt, bia, nước suối bán được. Hiện nay, các quán nhậu bình dân có quy mô 15 – 20 bàn trở lên đều hợp đồng với các công ty bia, nước giải khát để “ăn” phần trăm hoa hồng. Hình thức này giúp chủ quán không sợ nước bán không được, đồng thời lại giảm được một phần vốn đầu tư khá đáng kể.
Học nấu ăn mở quán nhậu bình dân
Quán nhậu quan trọng là nhậu, mà nhậu thì không thể thiếu mồi ngon. Thực đơn món ăn đa dạng và ngon, chất lượng cũng là yếu tố hút khách rất quan trọng mà người kinh doanh không nên bỏ qua. Thông thường, các quán nhậu nổi tiếng đều có những món ăn “đinh” được rất nhiều thực khách yêu thích như lẩu cá, các món dê, các món nướng, quán ốc… Món ăn ngon, lạ, có vị càng độc đáo càng lôi kéo được nhiều thực khách.
Bò nướng ngói là món ăn phù hợp để mở quán nhậu
Bên cạnh thực đơn đa dạng, có món ăn đặc sắc, người mở quán nhậu cũng thường tung nhiều chiêu thức để tạo nét thu hút cho quán nhậu của mình như đặt tên món thật kêu (dê tại bàn, râu rồng đại dương, vũ nữ chân dài…) hoặc áp dụng các phương thức khuyến mãi nhân những dịp lễ đặc biệt…
Mở quán nhậu ở thời điểm chuẩn bị và mới bắt đầu có rất nhiều công việc cần phải làm. Thế nhưng, khi đã lên được một kế hoạch chi tiết và có những bí quyết kinh doanh bổ ích, chúng tôi tin rằng bạn sẽ tự tin và thực hiện các bước một cách suôn sẻ, thuận lợi hơn. Từ những chia sẻ về kinh nghiệm và học nấu ăn mở quán nhậu như trên, chúc cho dự án kinh doanh quán ăn trong tương lai của bạn sẽ sớm thành công!
Ý kiến của bạn