Dầu mè là gì? Dầu vừng là gì? Cách phân biệt 2 loại dầu

 

Dầu mè và dầu vừng thực tế là một, tên gọi khác nhau là do cách gọi của người miền Bắc và người miền Nam. Dầu mè có nhiều chất dinh dưỡng có lợi với sức khỏe, thường được dùng để chế biến món ăn và làm đẹp.

Nếu yêu thích nấu ăn và thường xuyên theo dõi các chương trình nấu ăn trên ti vi hay các chương trình làm đẹp, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến dầu mè, dầu vừng. Vậy, dầu mè là gì? dầu vừng là gì? Hai loại này có gì khác nhau và làm sao để có thể phân biệt?

Dầu mè là gì? Dầu vừng là gì?

Trước tiên, chúng ta phải khẳng định dầu mè và dầu vừng là một, đây là cách gọi của người dân miền Bắc (dầu vừng) và người dân miền Nam (dầu mè). Dầu mè hay còn gọi là dầu vừng, được làm từ hạt mè (hạt vừng). Mè (vừng) là một loại nông sản được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam, hạt mè rất nhỏ nhưng chứa nhiều dầu, vì vậy được chiết xuất thành dầu mè.

dau me
Dầu mè

Dầu mè có mùi hơi nồng, được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau, phổ biến nhất là thực phẩm và làm đẹp. Trong cuộc sống hằng ngày, dầu mè được dùng để chế biến món ăn với các công dụng như: trộn salad, tẩm ướp thực phẩm, nhào bột, thêm vào dầu chiên cho món ăn giòn hơn… Dầu mè dùng trong nấu ăn có hai loại là dầu mè trắng và dầu mè đen. Dầu mè trắng được chiết xuất từ hạt mè trắng, rất phù hợp với người già và trẻ em. Dầu mè đen được làm từ hạt mè đen, có màu đen và mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng để chế biến món ăn.

me trang va den tao 2 dau me khac nhau
Mè trắng và mè đen tạo nên 2 loại dầu mè khác nhau

Tác dụng của dầu mè đối với sức khỏe

Dầu mè chứa calo, chất béo no không bão hòa, vitamin E, canxi, axit béo Omega-3, Omega-6… và nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Tốt cho hệ tim mạch: Trong dầu mè chứa axit linoleic có vai trò quan trọng trong việc làm giảm lượng cholesterone xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL trong cơ thể. Dầu mè còn chứa selen, canxi, magie… là các khoáng chất thiết yếu giúp điều chỉnh hoạt động của các cơ tim.

Điều hòa huyết áp: Sesamin và sesaminol có trong dầu mè giúp hạn chế tình trạng căng thẳng do quá trình oxy hóa gây ra bên trong cơ thể, từ đó tạo ra hiệu quả kháng viêm lên các thành động mạch, làm giảm huyết áp ở cả hai tâm trương và tâm thu.

Tốt cho xương khớp: Dầu mè có tác dụng làm chậm quá trình dày lên của xương, giúp xương luôn khỏe mạnh và chắc khỏe hơn khi về già, vì vậy hạn chế được nguy cơ loãng xương.

Dưỡng ẩm cho da: Dầu mè có tác dụng dưỡng ẩm hiệu quả cho da  bởi  khả năng thẩm thấu cao hơn so với các loại kem dưỡng ẩm thông thường. Phụ nữ mang thai nên sử dụng dầu mè để mát xa những vùng da dễ bị rạn trên cơ thể hai lần mỗi ngày.

Xem thêm: Hấp cách thủy là gì

dau me co kha nang tham thau cao hon

Dầu mè có khả năng thẩm thấu cao hơn các loại kem dưỡng da

Giảm nhiệt cho cơ thể: Dùng dầu mè mát xa cơ thể sẽ làm giảm lượng nhiệt tích tụ trong những người có thể trạng mang tính nhiệt, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật.

Bảo vệ răng trắng sáng hơn: Thoa dầu mè lên nướu và răng sẽ giúp làm sạch các mảng bám trên răng, nhờ vậy răng sẽ trở nên trắng sáng hơn.

Giảm căng thẳng: Dùng dầu mè mát xa cơ thể và vùng đầu sẽ đem lại cho bạn cảm giác thư thái, dễ chịu.

Khắc phục chứng khô hạn ở vùng kín: Bổ sung dầu mè vào khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giúp cải thiện chứng khô hạn ở vùng kín của các chị em.

Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.8 (27 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Tân

Tân Nguyễn là một trong những chuyên gia ẩm thực hàng đầu tại Việt Nam. Với 4 năm kinh nghiệm, qua các kiến thức & kinh nghiệm đã chia sẻ, ông hy vọng mọi người có thể tự tay nấu cho mình được bữa ăn ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn