Đầu bếp chuyên nghiệp ngày nay người ta không còn phải đến với các hàng quán ăn để sống mà là sống để ăn để thưởng thức những món ăn ngon, tuyệt vời từ cách thức chế biến đến cách bày trí. Một món ăn hấp dẫn phải hội đủ “3 ngon”: thị giác, thính giác, vị giác. Vì thế người đầu bếp phải tinh tế, khéo léo và sáng tạo không khác gì người nghệ sĩ của màu sắc và hương vị để mang đến cho khách cảm giác hài lòng.
Ngoài ra người đầu bếp chuyên nghiệp cần phải biết cách sử dụng dụng cụ, cách chọn nguyên liệu đầu vào phải sạch sẽ, có xuất xứ và hạn sử dụng; những món nào đi với nguyên liệu nào, rồi vai trò của từng gia vị rồi đến cách chế biến, mức độ gia vị và khâu cuối cùng là cách trình bày món ăn sao cho thẩm mỹ… Muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp phải trải qua những lớp học về kỹ thuật chế biến và khả năng nhận biết mùi vị, phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ, nguyên liệu theo thực đơn từng món.
Để trong vòng một thời gian ngắn có thể làm được một bàn tiệc, vừa ngon vừa phù hợp với văn hóa từng vùng miền. Ngoài những món ăn chính người đầu bếp lại phải cho thực đơn những món ăn kèm, loại nước uống, bia, rượu uống theo, để làm sao phục vụ được những vị khách khó tính nhất. Nếu ở nhiều nghề khác có những công thức cụ thể thì nghề đầu bếp còn phải có sự nhạy cảm về mùi vị, về thẩm mỹ… để có được một món ăn ngon phải kết hợp được từ rất nhiều phía và từ cảm nhận của khách hàng. “Đầu bếp người Việt Nam khó nhất là nấu cho người nước ngoài, vì phải hiểu biết về văn hóa, tâm lý, món ăn phải theo khẩu vị của từng vùng miền khác nhau.
Nghề đầu bếp rất tiềm năng tại Việt Nam những người làm nhiệm vụ nấu nướng ngày càng có nhiều cơ hội phát triển và dần được xã hội tôn vinh hơn. Và ngày càng có nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ chọn nghề nấu nướng để phát triển sự nghiệp tương lai của mình và họ được mọi người gọi là đầu bếp.
Ý kiến của bạn