Tổng hợp tất cả những câu hỏi liên quan đến nghề bếp

Với những ai yêu thích nghề bếp, chắc chắn sẽ luôn đặt ra những câu hỏi như: có nên học nghề bếp? Cơ hội việc làm sau khi học nghề bếp? Mức lương của đầu bếp là bao nhiêu? Và bước đường thăng tiến sẽ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số chia sẻ về công việc đầu bếp hiện nay tại thị trường lao động Việt Nam và thế giới.

Lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai luôn là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Một công việc tốt, phù hợp với sở thích và đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội sẽ mang đến cho bạn niềm đam mê, mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến cao. Trong đó, nghề bếp là một trong những ngành nghề đang nhận được nhiều sự lựa chọn của các bạn trẻ. Không chỉ thỏa mãn niềm đam mê sáng tạo mà công việc đầu bếp còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt, mức lương cao và khả năng thăng tiến trong sự nghiệp.

Nghề bếp mang đến cơ hội việc làm tốt, mức lương cao cho nhiều người Việt

Câu hỏi liên quan đến nghề bếp

Nghề bếp là gì?

Nghề đầu bếp là đảm nhận những vị trí và nhận những công việc liên quan đến bộ phận bếp trong các nhà hàng, khách sạn. Tiêu chuẩn quốc tế của bộ phận bếp chuyên nghiệp gồm các vị trí như sau:

+ Bếp trưởng điều hành: Là người đứng đầu bộ phận bếp, đảm nhận quản lý tất cả các công việc trong Bếp: xây dựng thực đơn, quản lý nhân sự, quản lý kinh doanh, kiểm soát tất cả các khâu từ nhập nguyên vật liệu đến chế biến món ăn thông qua các vị trí đầu mối. Bếp trưởng điều hành cũng có thể là người trực tiếp đứng bếp nấu ăn trong những trường hợp quan trọng.

+ Bếp trưởng: Là người soạn thực đơn, nấu các món chính, tạo ra những món ăn mới, cùng Bếp trưởng điều hành giám sát các công đoạn ra món ăn để phục vụ thực khách.

+ Bếp phó: Hỗ trợ Bếp trưởng lên thực đơn mỗi ngày, quản lý kế hoạch chi tiêu, chịu trách nhiệm quản lý một bộ phận hoặc một khu vực riêng.

+ Trưởng nhóm (Bếp trưởng bộ phận): Là người phụ trách một lĩnh vực nhất định trong ẩm thực. Chẳng hạn, quản lý đội ngũ đầu bếp chuyên làm món khai vị, chuyên làm món súp hay món nướng… Trưởng nhóm cũng đồng thời là người trực tiếp giám sát đầu bếp và tham gia vào việc việc chuẩn bị nguyên liệu, gia vị, trình bày món ăn, ra sản phẩm…

+ Đầu bếp: Là người phụ trách việc nấu nướng theo sự phân công của các cấp quản lý trên. Tại những bộ phận bếp có quy mô lớn, đầu bếp còn được chia theo nhiều nhóm: đầu bếp chuyên về sốt, chuyên về cá, các món rau củ, món lạnh…

+ Phụ bếp: Đảm bảo vệ sinh và bảo quản các trang thiết bị được sử dụng trong nhà bếp, chuẩn bị nguyên liệu cho đầu bếp, định lượng, phân chia theo khẩu phần phù hợp và ra món ăn, hỗ trợ trang trí món ăn. Ngoài ra, phụ bếp cũng sẽ hỗ trợ những công việc liên quan khác theo sự phân công của các cấp quản lý.

Học viên muốn trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp và tích lũy kiến thức có thể ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh.

Có nên học nghề bếp không?

Cơ hội việc làm rộng mở

Sự phát triển của Dịch vụ du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đã mở ra cho thị trường lao động Việt Nam nguồn việc làm lớn. Đặc biệt để đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực của thực khách bốn phương, đầu bếp luôn là vị trí được tuyển dụng nhiều nhất. Theo một số thông kê, mỗi năm có khoảng hơn 20.000 học viên nghề bếp được đào tạo nhưng con số này chỉ mới đáp ứng 1/10 nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Và trong tương lai, vị trí đầu bếp sẽ là một trong những công việc “hot” được “săn đón” nhiều nhất tại các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng lớn.

Ngoài ra, số lượng quán ăn, cơ sở kinh doanh ẩm thực không ngừng được mở rộng mỗi ngày. Theo thống kê, Hà Nội đang có khoảng 3.500 quán kinh doanh cafe, thức uống và hơn 5.000 nhà hàng, ở TP.HCM con số này lớn hơn rất nhiều. Các tỉnh thành khác cũng đang phát triển kinh doanh ẩm thực mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây chắc chắn sẽ là một cơ hội mới để các đầu bếp có được công việc ổn định hoặc tự làm chủ mô hình kinh doanh của chính mình.

Tại các thị trường lao động quốc tế như: Singapore, Mỹ, Úc, Thụy Sỹ… vị trí đầu bếp Á, bếp Việt cũng đang được chào đón với mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt và cơ hội định cư lớn. Nghề bếp tại các quốc gia kể trên luôn thiếu nguồn lao động trầm trọng mà đặc biệt là khi ngành công nghiệp du lịch đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, với kiến thức nghề bếp bạn có thể rẽ hướng sang nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác như: foodstylist, giảng viên ẩm thực, quản lý, kinh doanh nhà hàng…

Mức lương đáng mơ ước

Đầu bếp là công việc nằm trong top có mức thu nhập cao tại thị trường lao động Việt Nam. Sau khi kết thúc khóa học nấu ăn, bạn có thể khởi đầu với công việc phụ bếp và nhận được mức lương là từ 5 – 6 triệu đồng; đầu bếp 10 – 13 triệu; tổ trưởng 14 – 16 triệu; Bếp trưởng từ 20 – 40 triệu đồng/tháng… Và con số này sẽ không ngừng tăng lên gấp nhiều lần khi bạn chinh phục được vị trí Bếp trưởng Điều hành. Ngoài lương, đầu bếp còn nhận được nhiều chế độ đãi ngộ, tiền típ, du lịch nghỉ dưỡng, cơ hội học hỏi, nâng cao kiến thức…

Học nghề bếp có khó không?

Nghề bếp có những yêu cầu riêng đối với nghề nghiệp. Tuy nhiên, cũng như rất nhiều nghề nghiệp khác, trước khi suy nghĩ có khó hay không, chúng ta nên đặt câu hỏi rằng mình có thực sự yêu thích nghề bếp hay không? Một khi đã yêu thích nghề, có đam mê thì sẽ có đủ quyết tâm, đủ kiên trì và đủ cả sự mạnh mẽ để vượt qua những thử thách, chinh phục những khó khăn.

Tham gia học nghề bếp, tất cả học viên đều sẽ được “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn những kỹ năng từ cơ bản nhất như sử dụng dao như thế nào, cách chọn chảo cho từng món ăn ra sao, chọn nguyên liệu như thế nào là phù hợp hay món ăn nào thì nên áp dụng kỹ thuật chế biến nào… Từ kiến thức nền, học viên còn được quan sát và thực hành dưới sự hướng dẫn của giảng viên theo từng chuyên đề, từng món ăn khác nhau. Thông qua những buổi học trên lớp, những trao đổi cùng giảng viên, những buổi ngoại khóa ngoài giờ, bạn sẽ nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết, giúp tay nghề ngày càng vững vàng và tự tin hơn.

Học nấu ăn mang đến nhiều cảm hứng và niềm vui

Làm một người đầu bếp, bạn thường xuyên phải đứng làm việc vì đó là tính chất riêng của nghề. Tuy nhiên, môi trường làm việc lại năng động, hiện đại, cổ vũ sự sáng tạo và đổi mới. Đa số học viên sau khi thực tập hoặc đảm nhận vị trí phụ bếp đều có cơ hội được giữ lại làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc thậm chí có những bạn còn tự tin kinh doanh riêng và gặt hái được những thành công đáng khích lệ.

Học Nấu ăn có tương lai không?

Học nghề bếp có tương lai không là câu hỏi của rất nhiều người, câu trả lời là có.

Sau khi tham gia các khóa học nấu ăn, bạn có thể tự tin xin việc tại các quán ăn, nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ tùy theo kinh nghiệm và năng lực. Với sự phát triển nhanh chóng của khối ngành Du lịch – Dịch vụ như hiện nay, các quán ăn, nhà hàng, khách sạn ra đời ngày càng nhiều, nhu cầu tuyển dụng đầu bếp cũng vì thế mà tăng cao, đem lại nhiều cơ hội làm việc cho các đầu bếp trẻ. Khi mới ra trường, bạn nên xin làm phụ bếp hoặc thực tập sinh để học hỏi kinh nghiệm làm việc từ các đầu bếp chính, dần dần, nếu cố gắng bạn sẽ vươn lên các vị trí cao hơn như đầu bếp chính, nhóm trưởng, tổ trưởng… Mức lương nghề bếp dù ở vị trí thấp nhất cũng có thể đảm bảo mức sinh hoạt của bạn: thực tập sinh 4 – 5 triệu đồng, phụ bếp 5 – 7 triệu, đầu bếp chính 8 – 12 triệu….

Hiện nay, hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp, trường học đều có bếp ăn để phục vụ việc ăn uống cho cán bộ công nhân viên, học sinh. Đây cũng là địa điểm làm việc lý tưởng dành cho các đầu bếp. Làm việc tại bếp ăn của các cơ quan, doanh nghiệp cũng không khác nhiều so với phòng bếp của các đơn vị kinh doanh ẩm thực, tuy nhiên vì không có áp lực cạnh tranh nên công việc thoải mái hơn rất nhiều.

Ngoài ra, sau khi học nấu ăn, bạn có thể xin làm phụ bếp hoặc đầu bếp trên các tàu du lịch, tàu chở hàng trọng tải lớn để chuẩn bị bữa ăn cho hành khách hay thủy thủ trên tàu. Làm việc trên tàu đòi hỏi người đầu bếp cần phải có sức khỏe tốt và tính kiên nhẫn cao. Ngược lại, do đặc thù phải làm việc trên biển trong suốt nhiều ngày nên mức lương của các đầu bếp rất cao, có thể gấp nhiều lần lương của đầu bếp ở đất liền.

Các đầu bếp trẻ có nhiều cơ hội xin việc khi ra trường

Sau một thời gian đi làm để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, các đầu bếp chuyên nghiệp có thể tự mở lớp dạy nấu ăn gia đình hay tham gia giảng dạy tại các trường dạy nghề để tăng thêm thu nhập. Nếu không muốn đi làm, bạn có thể học nấu ăn rồi tự mở quán kinh doanh. Trên thực tế, các mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống hiện nay rất phát triển, đem lại nguồn thu nhập cao cho người kinh doanh. Bạn có thể mở quán ăn vặt vỉa hè, quán đặc sản vùng miền, quán ăn gia đình, quán cơm tấm, quán bún, quán nhậu hoặc mở nhà hàng phục vụ món ăn Âu – Á… tùy theo sở thích và số vốn hiện có.

Học nghề bếp thi khối nào?

Trên thực tế, tại Việt Nam hiện nay, bạn không cần phải thi khối nào để học nghề đầu bếp mà chỉ cần đăng kí tham gia các lớp, khóa dạy nấu ăn của các đơn vị đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp. Mỗi khóa học nghề đầu bếp thường chỉ kéo dài từ 3 – 6 tháng (thời gian có thể dài hơn hoặc rút ngắn tùy vào khả năng của từng người), bạn sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để xin việc làm hoặc tự mở quán kinh doanh.

Học nghề đầu bếp không cần thi các khối như những ngành nghề khác

Tuy nhiên, muốn học nghề đầu bếp và trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn cần phải đảm bảo các yếu tố sau: Thứ nhất, theo quy định của Bộ lao động, bạn phải từ 14 tuổi trở lên mới đủ điều kiện đăng kí học nghề. Thứ hai, nghề đầu bếp có những đỉnh vinh quang nhưng nhìn chung là một nghề tương đối vất vả, nếu không có đam mê, bạn khó có thể theo nghề lâu dài. Chỉ khi thực sự đam mê và làm việc hết mình, bạn mới cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công. Thứ 3, đối với nghề đầu bếp, năng khiếu là một lợi thế nhưng bên cạnh đó, bạn phải không ngừng học hỏi từ những người đi trước, tích cực rèn luyện kỹ năng để nâng cao tay nghề, từ đó làm tiền đề để phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Bao nhiêu tuổi thì được học nấu ăn?

Nấu ăn được xem là một công việc đặc thù, không phân biệt trình độ, giới tính, tuổi tác, ngoại hình… Ở nông thôn, các em nhỏ chỉ  mới 9, 10 tuổi đã có thể tự nấu ăn cho cả gia đình. Tuy nhiên, khi muốn học nấu ăn để đi làm, bạn phải nằm trong độ tuổi quy định của Nhà nước, như vậy mới  đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe và tinh thần để hoàn thành tốt việc học nghề.

Theo Điều 61 của Bộ Luật lao động 2012: “Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định”. Như vậy, chỉ cần đủ 14 tuổi trở lên là bạn có thể đăng kí học nấu ăn. Chương trình học nấu ăn có rất nhiều khóa đào tạo khác nhau, ngắn hạn thì từ 3 – 6 tháng, dài hạn thì 1 – 2 năm. Sau khi học xong và đi làm để tích lũy kinh nghiệm, bạn sẽ có cơ hội phát triển cao hơn trong lộ trình nghề bếp, cùng với đó là mức thu nhập tương xứng. Tính toán sơ có thể thấy, sau vài năm học nghề và đi làm, lúc này bạn đã có nghề nghiệp ổn định, trong khi đó bạn bè đồng trang lứa vẫn đang học cấp 3 hoặc là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng. Như vậy, quá trình học nghề và làm nghề của bạn đã rút ngắn đi rất nhiều.

Để rõ hơn bạn đăng ký thông tin ở form bên dưới để được tư vấn rõ hơn nhé.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.7 (35 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Tân

Tân Nguyễn là một trong những chuyên gia ẩm thực hàng đầu tại Việt Nam. Với 4 năm kinh nghiệm, qua các kiến thức & kinh nghiệm đã chia sẻ, ông hy vọng mọi người có thể tự tay nấu cho mình được bữa ăn ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn