Cách Nấu Lẩu Thái Hải Sản Chua Cay Ngon – Chuẩn Nguyên Liệu, Gia Vị

Bởi Lan Anh
google-news

Lẩu Thái là món ăn quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Món ăn này sở hữu hương vị chua cay hấp dẫn, kết hợp cùng nhiều nguyên liệu tươi ngon như mực, thịt bò, nghêu… đã mang lại cho thực khách trải nghiệm ẩm thực thú vị. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu (ĐTBTAAu) tìm hiểu cách nấu lẩu Thái đơn giản, dễ thực hiện để thưởng thức cùng gia đình, bạn bè nhé.

cách nấu lẩu Thái

Thơm ngon, ấm cúng và tiện lợi là lý do mà lẩu Thái chinh phục thực khách ở mọi lứa tuổi (Ảnh: Internet)

Lẩu Thái hải sản là món ăn biến thể từ món canh chua Tom yum nổi tiếng của Thái Lan. Nguyên liệu để làm ra một nồi lẩu Thái rất phong phú, đó là thịt bò, thịt gà, hải sản, chả cá, nấm và các loại rau xanh. Để tạo nên món lẩu hấp dẫn cả về hương lẫn vị, hài hòa các vị cay, thơm, chua, ngọt và giàu giá trị dinh dưỡng cần phải có bí quyết chế biến. Học cách nấu lẩu Thái ngon để thưởng thức và chiêu đãi cả nhà một món ngon trong những ngày thời tiết trở lạnh thì còn gì thú vị bằng.

Lẩu Thái nên ăn kèm loại rau gì?

Để có một nồi lẩu Thái thơm ngon, chuẩn vị chắc chắn không thể thiếu các loại rau ăn kèm. Vì vậy, khi chuẩn bị các nguyên liệu nấu lẩu Thái, bạn nhớ đừng bỏ qua các loại rau như: rau muống, rau nhút, rau cần nước, cần tây, cải thảo, cải bó xôi, bắp chuối, kèo nèo, giá đỗ và các loại nấm.

Lẩu Thái nên ăn kèm loại rau gì

Rau nấu lẩu Thái đơn giản, dễ tìm (Ảnh: Internet)

Cách nấu lẩu thái đơn giản tại nhà

Nguyên Liệu Nấu Lẩu Thái

  • Thịt bò: 500g
  • Tôm: 500g
  • Mực: 500g
  • Nghêu: 1kg
  • Dứa: 1/2 quả
  • Lá chanh: 10 lá
  • Quả tắc: 200g
  • Riềng đỏ: 50g
  • Cà chua: 4 quả
  • Tỏi: 1 củ
  • Ớt cay: 8 quả
  • Sả: 5 cây
  • Rễ ngò: 10 cái
  • Nấm hương: 200g
  • Xương ức gà: 500g
  • Gia vị: 40g tương ớt, 17g muối, 10g bột ngọt, 20g hạt nêm, 120g đường phèn, 75g nước mắm, 30g sa tế tôm
  • Rau ăn lẩu

Các Bước Thực Hiện

Bước 1: Sơ Chế Nguyên Vật Liệu

Băm nhuyễn 1/2 trái dứa cùng 2 quả cà chua, 2 quả còn lại bổ múi cau.

Nấm rơm rửa sạch với nước muỗi loãng, sau đó dùng dao khía chữ thập trên đầu nấm.

Chia toàn bộ các gia vị riềng đỏ, sả, tỏi, ớt, lá chanh, rễ ngò thành 2 phần bằng nhau, một phần 1 băm nhuyễn, 1 phần đập dập và cắt lát. Lưu ý: Nếu không ăn cay, bạn có thể cân nhắc không sử dụng nguyên liệu này.

Tắc vắt lấy bước, bỏ hạt.

Tôm rửa sạch, bỏ chỉ đen ở sống lưng và cắt bỏ râu (Bạn cũng có thể để tôm nguyên vỏ).

Làm sạch mực rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Nghêu rửa sạch phần vỏ, ngâm trong nước có vài lát ớt tươi khoảng 30 phút để nghêu nhả sạch sạn, đất.

Thịt bò rửa qua nước muối cho sạch, sau đó thái thành từng lát mỏng để khi nhúng lẩu nhanh chín.

Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu Thái

Sơ chế kỹ các nguyên liệu nấu lẩu Thái (Ảnh: Internet)

Bước 2: Hầm Xương

Xương gà chặt miếng, rửa sạch rồi cho vào nồi nước sôi, đun khoảng 5 phút sau đó vớt ra rửa lại với nước.

Đun sôi 4,5 lít nước rồi cho phần xương gà đã rửa sạch vào, đậy hở nắp và nấu trong khoảng 30 phút dưới lửa nhỏ.

Lưu ý: Bạn có thể thay xương gà bằng xương heo hoặc dùng nước dừa để nấu nước lẩu.

Chặt xương gà thành miếng rồi đun

Chặt xương gà thành miếng rồi đun cho ra nước (Ảnh: Internet)

Bước 3: Nấu Nước Dùng Lẩu Thái

Bắc chảo lên bếp, rót dầu ăn vào rồi cho toàn bộ phần riềng đỏ, sả, tỏi, ớt, lá chanh, rễ ngò băm nhuyễn vào đảo đều. Khi gia vị đã chuyển sang màu vàng và có mùi thơm, bạn hãy vớt một nửa ra để riêng.

Nấu Nước Dùng Lẩu Thái

Đảo đều đến khi các gia vị có màu vàng thì vớt một nửa ra để riêng (Ảnh: Internet)

Cho toàn bộ phần dứa và cà chua băm nhuyễn vào chảo gia vị, đảo đều khoảng 5 phút để các nguyên liệu hòa vào nhau.

Mở nắp nồi nước xương, cho lần lượt hỗn hợp dứa, cà chua, gia vị cùng phần nguyên liệu đập dập vào, đảo đều rồi đậy nắp, tiếp tục nấu trong vòng 30 phút trên lửa nhỏ.

Cho toàn bộ gia vị vào nồi nước dùng

Cho toàn bộ gia vị vào nồi nước dùng, đảo đều cho các nguyên liệu hòa quyện (Ảnh: Internet)

Sau 30 phút, bạn tắt bếp rồi rót nước dùng qua rây để lược xương và gia vị.

Lọc nước dùng qua rây để bỏ xương

Lọc nước dùng qua rây để bỏ xương và gia vị (Ảnh: Internet)

Bước 4: Nêm Gia Vị Cho Nước Lẩu

Cho 120g đường phèn, 200g nước tắc, 75g nước mắm, 40g tương ớt, 30g sa tế tôm, 17g muối, 20g hạt nêm, 10g bột ngọt vào nồi nước lẩu Thái, khuấy đều cho các nguyên liệu hòa vào nhau là hoàn thành.

Lưu ý:

  • Nếu làm món ăn này cho đám tiệc, bạn hãy nấu nước lẩu trước vài ngày rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để tiết kiệm thời gian.
  • Công thức nấu lẩu Thái này giúp bạn làm nên 2 nồi lẩu để thoải mái thưởng thức cùng gia đình, bạn bè. Bạn có thể tăng giảm các nguyên liệu sao cho phù hợp với số người ăn.

Nêm các gia vị vào nồi nước dùng lẩu Thái

Nêm các gia vị vào nồi nước dùng lẩu Thái rồi khuấy đều (Ảnh: Internet)

Thành Phẩm Và Thưởng Thức

Khi ăn, bạn hãy đun nóng nước dùng, cho phần cà chua múi cau, nấm rơm và gia vị xào vào nồi khuấy đều, tiếp đó cho các loại hải sản như tôm, mực, thịt bò và rau ăn kèm vào nấu chín là có thể thưởng thức. Với cách nấu lẩu Thái này, bạn sẽ làm nên món lẩu có màu vàng cam bắt mắt, hương vị chua cay, ngọt thanh hấp dẫn, ăn vào là thích mê.

nhúng các nguyên liệu vào lẩu

Bạn hãy nhúng các nguyên liệu vào lẩu để thưởng thức (Ảnh: Internet)

Cách làm nước chấm ăn kèm lẩu Thái chuẩn như nhà hàng

Nước chấm luôn là yếu tố không thể thiếu trong món lẩu Thái, giúp món ăn gia tăng hương vị và khiến thực khách ngon miệng hơn khi thưởng thức. Bạn có thể pha nước chấm lẩu Thái theo hai cách sau:

Cách 1: Chuẩn bị một máy xay nhỏ, cho vào nước cốt 1 quả chanh, 3 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 3 muỗng cà phê muối, ớt xiêm băm nhuyễn, lá chanh cắt sợi nhỏ, lá cải xanh bỏ cuống và một ít wasabi, xay nhuyễn rồi cho ra chén.

Nước chấm mù tạt cho lẩu Thái hải sản

Nước chấm mù tạt cho lẩu Thái hải sản thêm bùng vị. Ảnh: Internet.

Cách 2: Cho muối, đường, bột ngọt, ớt sừng, ớt hiểm vào cối giã thật nhuyễn, sau đó múc ra chén, vắt nước cốt chanh vào, khuấy đều.

Một số lưu ý để chọn được nguyên liệu nấu lẩu thái ngon

Cách Chọn Mực

  • Quan sát mắt mực. Nếu mắt mực trong, có thể nhìn rõ con ngươi và có màu sáng thì đó là mực tươi.
  • Dùng ngón tay ấn vào thân mực và thả ra, nếu mực nhanh chóng trở lại hình dáng ban đầu thì đó là mực tươi. Ngược lại nếu thân mực lõm xuống sâu, không trở lại hình dáng ban đầu, thịt mềm, dính thì đó không phải là mực tươi.
  • Mực tươi có phần đầu, xúc tu và râu mực săn chắc, dính chặt vào thân.

chọn mực tươi nhúng lẫu

Chọn mực tươi nhúng lẩu sẽ giúp món ăn thêm phần ngon miệng (Ảnh: Internet)

Cách Chọn Tôm Tươi

  • Quan sát chân tôm. Tôm tươi thường có phần chân trong suốt và dính chặt vào thân.
  • Thân tôm tươi thường hơi cong, lớp vỏ linh hoạt, không rời rạc. Đầu và thân dính chặt với nhau và không bị rơi ra.
  • Đuôi tôm tươi thường xếp lại với nhau. Phần vỏ trong suốt, tươi cứng và dính sát vào thân tôm.

Cách Chọn Thịt Bò

  • Khi mua thịt bò nhúng lẩu Thái, bạn nên chọn loại thịt có màu đỏ tươi, chắc mịn và mỡ màu vàng.
  • Tránh không mua thịt có màu sắc khác lạ như tái xanh, xuất hiện nốt trắng giữa các thớ thịt hay có mùi hôi hoặc có nước nhớt, xương màu vàng.
  • Nhấn tay vào thịt, nếu thịt có độ đàn hồi tốt, không dính tay, khô ráo, không có mùi hôi và nhớ thì đó là thịt bò tươi.
  • Bạn nên chọn loại thịt mềm, ngọt để nhúng lẩu như thịt ba chỉ hoặc thịt thăn.

chọn thịt bò

Nên chọn thịt bò có màu đỏ tươi, chắc mịn (Ảnh: Internet)

Bí quyết nấu lẩu thái hải sản chua cay thơm ngon

  • Ngoài xương gà, có thể sử dụng xương ống heo hoặc xương ống bò để nước dùng có vị ngọt thơm. Lưu ý: khi sử dụng xương ống bò nên nướng đều để xương tiết ra mùi thơm.
  • Tùy theo khẩu vị và số lượng người ăn mà bạn hãy thêm bớt các nguyên liệu như hải sản, thịt bò, rau củ.
  • Có thể thêm nước cốt me hoặc giấm cho nước lẩu có vị chua thanh.
  • Để tiết kiệm thời gian nấu nướng mà vẫn có một nồi lẩu ngon chiêu đãi gia đình và bạn bè, bạn có thể tham khảo cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị cực kỳ đơn giản. Chỉ cần 1 gói gia vị lẩu Thái, thêm 1,8 lít nước và nấu sôi trong 10 phút là đã có nồi nước dùng chuẩn vị mà không cần nêm nếm thêm bất cứ gia vị nào khác.

Bí quyết nấu lẩu thái hải sản

Tùy theo số lượng người ăn mà bạn hãy thêm bớt các nguyên liệu cho phù hợp (Ảnh: Internet)

Nếu vẫn còn phân vân “hôm nay ăn gì”, bạn hãy nhanh chóng vào bếp và nấu ngay một nồi lẩu Thái để thưởng thức cùng những người thân yêu nhé. Hương vị thơm ngon, chua cay đậm đà của sả, ớt, lá chanh kết hợp với các loại thịt và hải sản tươi ngon chắc chắn sẽ giúp cho bữa ăn của gia đình bạn trở nên hấp dẫn và ấm cúng hơn. Chúc các bạn thành công với cách nấu lẩu Thái chua cay, chuẩn vị mà DTBTAAu vừa chia sẻ.

Bạn đang có nhu cầu học nấu lẩu Thái hay nhiều món lẩu hấp dẫn khác để mở quán kinh doanh hay đơn giản là để phục vụ trong gia đình thì đừng bỏ qua Chuyên đề Cốt các dòng lẩu Việt Nam. Tại lớp học, bạn sẽ được hướng dẫn nấu nước cốt cho các loại lẩu sau:

  • Cốt lẩu Thái – Ứng dụng cho các loại hải sản
  • Cốt lẩu măng chua – Ứng dụng cho các loại cá
  • Cốt lẩu chanh – Ứng dụng cho gà, các loại cá và hải sản khác
  • Cốt lẩu riêu – Ứng dụng cho các loại cá
  • Cốt lẩu hầm tiêu (lẩu tươi sống, lẩu xí quách) – Ứng dụng cho bao tử, xí quách…
  • Cốt lẩu chua (lẩu chua, canh chua) – Ứng dụng cho các loại cá và hải sản khác

Lớp học chỉ diễn ra trong 2 buổi phù hợp với mọi đối tượng học viên, nhất là những ai không có nhiều thời gian rảnh. Bạn hãy điền thông tin đăng ký tại form bên dưới hoặc gọi số tổng đài 1800 6148 hoặc 1800 2027 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.49 (44 bình chọn)

Tác giả: Anh Lan

Lan Anh là một đầu bếp gia đình được truyền cảm hứng nấu nướng từ mẹ. Cô yêu thích ẩm thực, các món ăn Việt Nam. Mong muốn giữ gìn bản sắc hương vị của đồ ăn Việt, các món ăn truyền thống của người Việt và muốn quảng bá nền ẩm thực Việt Nam ra thế giới.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn