Cách phân biệt hải sản nuôi và hải sản tự nhiên cho đầu bếp

Bởi Lan Anh
google-news

Cụ thể, tôm đất sông vỏ mỏng, màu nâu hồng, khác với tôm đất nuôi vỏ dày, màu nâu sẫm. Cá lóc đồng có hai loại: một da đen có đốm hoa, một da đen hoàn toàn; đầu dẹt; sờ vào thấy da hơi ráp; ruột nhỏ, đỏ, không có mỡ; thịt ngọt, dai, thơm. Còn cá lóc nuôi da bóng, ruột to, nhiều mỡ; thịt bở.

Nhiều người dựa vào kích cỡ (cá đồng nhỏ, cá nuôi lớn) để phân biệt, nhưng cả cá đồng, cá nuôi đều có con lớn, nhỏ. Cá rô đồng đầu hơi to, da ráp, nhám, ruột ít mỡ. Cá rô nuôi mập, da nhẵn, nhiều nhớt, nhiều mỡ.

 Cách phân biệt hải sản tự nhiên và nuôi

Có thể kiểm tra cua bằng cách dùng tay tách nhẹ yếm cua xem màu gạch cua: cua sông có gạch vàng, cua nuôi gạch đen xanh. Cua sông nhỏ càng, vỏ bóng; cua nuôi càng to, dùng ngón tay gõ vào càng, nghe âm thanh rỗng, ốp. Cua sông thịt chắc, dai, ngọt; còn thịt cua nuôi nát, ăn có vị mặn chát.

Hiện nay, người tiêu dùng không chỉ nhầm lươn nuôi với lươn đồng mà còn mua nhầm con lệch (xương nhiều, cứng, tanh, ăn không ngon) hình dáng rất giống con lươn. Lươn đồng đầu to, đuôi dài; da vùng trên lưng có màu vàng đất, da dưới bụng vàng bóng hoặc vàng đốm hoa. Còn lươn nuôi đầu nhỏ, đuôi ngắn. Con lệch có đầu to, đuôi dẹp hình cánh quạt, xương lưng nhô lên, da vàng có đốm hoa.

Ếch đồng chân dài, da nhẵn; vùng da hai đùi vàng; mổ ra mỡ màu vàng hoặc đỏ. Ếch nuôi có loại da vàng, loại da đen; mập to, da xù xì, mỡ trắng. Để hiểu hơn những mẹo nấu ăn ngon bạn có thể tìm hiểu tại đây

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.51 (39 bình chọn)

Tác giả: Anh Lan

Lan Anh là một đầu bếp gia đình được truyền cảm hứng nấu nướng từ mẹ. Cô yêu thích ẩm thực, các món ăn Việt Nam. Mong muốn giữ gìn bản sắc hương vị của đồ ăn Việt, các món ăn truyền thống của người Việt và muốn quảng bá nền ẩm thực Việt Nam ra thế giới.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn