Có khi nào bảng quảng cáo đồ ăn trên đường lôi kéo bạn đến ngay nhà hàng đó chưa? Hay những hình ảnh hấp dẫn trong các trang sách dạy nấu ăn khiến bạn hào hứng muốn thử làm chúng trong bếp của chính mình. Hoặc, món ăn xuất hiện trong một chương trình truyền hình làm bạn muốn thưởng thức ngay tức khắc. Từ sách dạy nấu ăn đến quảng cáo hoặc phim ảnh, truyền hình có sự xuất hiện của đồ ăn đều cần bàn tay của Food Stylist. Thực tế cho thấy, mỗi khi cần “phù phép” cho món ăn, đồ uống trông hấp dẫn hơn thì sẽ có một Food Stylist đứng sau đó.
Phía sau những khung hình món ăn đẹp mắt là “bóng dáng” của một Food Stylist
Food Stylist chịu trách nhiệm sắp xếp thực phẩm trông cho thật ngon. Những Food Stylist thường được thuê để tạo kiểu cho món ăn khi chụp ảnh quảng cáo, đăng trong sách dạy nấu ăn, tạp chí và thực đơn. Họ sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để làm cho thực phẩm trông cuốn hút, bắt mắt hơn. Food Stylist phối hợp với đầu bếp, biên tập viên, nhiếp ảnh gia để tạo nên kết quả theo mong muốn của khách hàng. Việc lựa chọn các phụ kiện như dĩa, khăn trải bàn, thảm đặt là trách nhiệm của họ. Trong một số trường hợp, Food Stylist có thể đóng vai trò là người chụp ảnh. Theo thống kê của payscale.com (trang web tuyển dụng của Mỹ), trung bình Food Stylist kiếm được khoảng 61.000 USD/năm.
Đối với một số đầu bếp, Food Stylist có vẻ là một lối rẽ nghề nghiệp thay thế hấp dẫn cho phép họ sử dụng kỹ năng của mình nhưng theo một cách mới và thú vị hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với những ai đang quan tâm đến công việc Food Stylist là phải biết thực tế của nghề này là như thế nào, bởi nó không phải lúc nào cũng hấp dẫn như bạn nghĩ. Sau đây sẽ là những sự thật bạn cần biết nếu đang cân nhắc đến công việc độc đáo này trong thế giới ẩm thực.
Food Stylist có nên học nấu ăn?
Mặc dù các khóa học nấu ăn không cung cấp các bài học về Food Stylist chuyên nghiệp nhưng học viên ngành ẩm thực luôn được học một số kỹ năng cơ bản về trang trí, xếp đặt món ăn. Ngoài thực hiện chế biến món ăn và trình bày đĩa, học viên nghề bếp còn được học những điều cần thiết về phong cách ẩm thực, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu các trường dạy nghề bếp có tích hợp bài học hoặc các khóa học về Food Stylist thì đó là môi trường học tuyệt vời để bạn làm quen với nấu ăn và định hướng thẩm mỹ.
Học nấu ăn sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng của một Food Stylist
Có kỹ năng chế biến cả món mặn và món ngọt
Kỹ năng chế biến món mặn và món ngọt đều rất cần thiết đối với một Food Stylist chuyên nghiệp. Công việc của Food Stylist là thường xuyên tiếp xúc, làm việc với nhiều khách hàng khác nhau. Bạn cũng không biết trước được dự án tiếp theo là món mặn hay món ngọt. Do đó có cả 2 kỹ năng này để đảm bảo có thể khiến khách hàng của bạn hài lòng trong mỗi dự án.
Missy Smith-Chapman – đầu bếp kiêm Food Stylist trên một số kênh truyền hình của Mỹ như Westworld, NCIS, Lastship và One Day She I’ll Darken chia sẻ, Food Stylist không chỉ dành cho ai đó chỉ giỏi về bánh ngọt hoặc thức ăn mặn, vì vậy bạn phải thật sự nắm bắt cả 2 mặt này.
Đây là một công việc không dễ dàng
Những người muốn theo đuổi công việc của một Food Stylist cần phải có những bước tiến mới có thể thành công trong lĩnh vực này. Bạn có thể bắt đầu bằng việc học kiến thức từ những khóa học nấu ăn hoặc Food Stylist tại các trường đào tạo chuyên nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc với tư cách là người phụ việc cho các Food Stylist đã có nhiều kinh nghiệm. Điều này cho phép bạn có thể hình dung các vấn đề thường phát sinh hoặc khó khăn của công việc này đồng thời cũng là cơ hội để chứng minh khả năng của bản thân. Sau một thời gian, những trải nghiệm này sẽ giúp bạn có được những dự án riêng và được trả lương hậu hĩnh.
Chuẩn bị tư duy làm việc “tự do”
Các Food Stylist thường làm một theo dự án (có một số công ty sẽ thuê các Food Stylist toàn thời gian nhưng không nhiều) vì vậy bạn cần làm quen với tư duy làm việc tự do. Điều đó có nghĩa là bạn không chỉ phải đảm bảo mức thu nhập bằng những công việc đã và đang hoàn thành mà còn phải tiếp thị các dịch vụ của mình để có những dự án mới, đảm bảo công việc luôn diễn ra ổn định.
Food Stylist phải làm rất nhiều việc khác nhau
Không phải lúc nào khách hàng cũng có đủ ngân sách để thuê trợ lý cho Food Stylist, do đó Food Stylist thường tự mình làm tất cả các công việc liên quan như mua sắm, sơ chế, rửa bát, nấu nướng. Ngoài việc xử lý tất cả các công việc này, Food Stylist cũng phải mang theo rất nhiều vật dụng phục vụ cho quá trình làm việc, vì vậy họ cần phải có một cơ thể khỏe mạnh.
Bạn sẽ nấu đi nấu lại cùng một món
Các đầu bếp luôn nỗ lực để đạt được sự hoàn hảo trong các công đoạn nấu nướng và trang trí món ăn, đây chính xác cũng là điều khách hàng mong đợi. Các Food Stylist cũng vậy, họ cũng nỗ lực rất nhiều, thậm chí cùng một món ăn phải nấu đi nấu lại rất nhiều lần mới có thể cho ra khung hình đẹp như ý khách hàng.
Nhiều thức ăn bị lãng phí
Các Food Stylist thường dùng rất nhiều nguyên liệu để tạo ra một món ăn hoàn hảo nhất hoặc nấu rất nhiều và chỉ chọn ra phần đẹp mắt nhất nên thường có rất nhiều đồ thừa hoặc “chất thải” được tạo ra trong một buổi làm việc. Trong một số trường hợp, thức ăn thừa có thể đưa cho e-kip nhưng đôi khi phải vứt bỏ vì chúng đã được để cả ngày.
Thức ăn không còn giống thức ăn nữa
Đối với các đầu bếp, món ăn là một trải nghiệm tuyệt vời, là bữa tiệc chiêu đãi cho tất cả các giác quan. Nhưng đối với Food Stylist, điều quan trọng nhất là món ăn đó trông như thế nào mà thôi.
Thức ăn phải thật bắt mắt mới đạt hiệu quả cao trong việc quảng cáo
Sẽ có rất nhiều ý kiến xoay quanh tác phẩm của bạn
Sẽ có rất nhiều ý kiến đóng góp nên làm gì với món ăn từ một số người trong phim trường như nhiếp ảnh gia, giám đốc nghệ thuật… Mặc dù họ có thể có những ý tưởng khác nhau nhưng Food Stylist có trách nhiệm gạt ý kiến của họ sang một bên và làm những gì khách hàng mong muốn.
Virginia Willis – Food Stylist, biên tập và tác giả của nhiều sách dạy nấu ăn tại Mỹ chia sẻ, “Khi việc tranh cãi xảy ra, đó là lúc tôi đặt cái tôi cá nhân của mình vào một chiếc hộp, cất nó vào trong tủ và chỉ ra lấy ra khi về đến nhà. Tôi có ý kiến riêng của mình nhưng nếu khách hàng thật sự muốn gì, tôi chỉ ở đó đơn giản là để đáp ứng mong muốn của họ.”
Không có dự án nào là tầm thường
Vì các Food Stylist thường làm việc tự do nên họ quen với việc sẽ nhận bất kỳ dự án nào dù là lớn hay nhỏ để duy trì hoạt động kinh doanh và phát triển. Đừng bao giờ từ chối, hãy thực hiện mọi dự án. Ngoài ra, bất kì công việc trong một dự án dù là nhỏ nhặt nhất, bạn cũng nên hoàn thành để góp phần tạo nên thành công chung.
Kersti Bowser – người có chuyên môn trong lĩnh vực Food Stylist và đang cộng tác cùng các chương trình truyền hình về nấu ăn, ấn phẩm báo chí của Mỹ cho biết, “Không có dự án nào là tầm thường trong nghề Food Stylist. Nếu bạn yêu cầu tôi gọt 100kg khoai tây và phải ngồi giữa trời mưa để thực hiện vì đó là cách duy nhất để dự án hoàn thành tốt nhất, tôi sẽ sẵn sàng làm.”
Lớp học Food Stylist cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng thực tiễn
Nếu bạn đang tìm hiểu về công việc của một Food Stylist chuyên nghiệp và tìm kiếm môi trường học tập để có thể theo đuổi đam mê này, đừng ngần ngại hãy điền ngay thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ chi tiết hơn về chương trình học Food Stylist tại DTBTAAu nhé!
Ý kiến của bạn